Quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển diễn ra thế nào?
Trang thiết bị sử dụng trong quy trình xếp dỡ hàng rời là những trang thiết bị hiện đại có tính năng chuyên môn riêng biệt. Đây cũng chính là sự thể hiện, nâng cấp mới về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của cảng biển trong nước hiện nay:
- Cần trục chân đế: Là loại thiết bị cầu tàu phục vụ cho việc xếp dỡ các loại hàng hóa xuất nhập khẩu trong cảng như hàng bách hóa, bao kiện, hàng rời,…Tuy nhiên năng suất mang lại hơi thấp. Cần trục chân đế có tầm với xa, khả năng xoay linh động nên được sử dụng khá phổ biến khi xếp dỡ hàng rời;
- Xe nâng: Là loại xe chạy bằng điện hoặc bằng xăng chuyên dùng để phục vụ nâng hạ, di chuyển các loại hàng hóa đến vị trí xác định trước, ở độ cao nhất định, tùy mục đích của người sử dụng;
- Cầu ngoạm: Là thiết bị chuyên dùng để xếp dỡ những loại hàng rời có khối lượng nhẹ với kết cấu không dính định như cát, quặng, bông…ra khỏi các hầm tàu biển
- Cao bản: Cao bản đóng vai trò như một giá đỡ hàng trong xếp dỡ hàng rời. Cao bảng giúp tạo một mặt phẳng để xếp hàng lên, kết nối với dây cáp hoặc xe nâng để nâng hạ hàng, tránh rơi hàng trong quá trình xếp dỡ;
- Ngoài ra, tùy vào tính chất từng loại hàng và yêu cầu của chủ hàng mà cảng sẽ bố trí các trang thiết bị hỗ trợ khác phù hợp.
Quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng biến diễn ra thế nào?
Quy trình bốc xếp hàng hóa tại cảng biển được diễn ra theo trình tự thống nhất, chặt chẽ theo từng khâu từng bước.
Quy trình xếp dỡ hàng rời tại cảng:
Theo quy trình, mỗi tàu cần xếp dỡ làm hàng sẽ có từ 5 – 7 công nhân hỗ trợ, tham gia việc xếp dỡ do cảng bố trí. Thông thường, những công nhân này sẽ được sắp xếp vị trí làm việc như sau:
- 1 công nhân điều khiển cầu ngoạm;
- 1 công nhân điều khiển tín hiệu;
- 1 công nhân điều khiển nâng;
- 2 công nhân xếp hàng vào hầm tàu;
- 2 công nhân lắp, tháo dây cáp;
- 2 công nhân dỡ hàng xuống xe tải.
* Tại vị trí dưới hầm cầu, quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng diễn ra như sau:
Cần trục móc vào cửa hầm tàu, mở nắp hầm tàu theo tín hiệu của người công nhân điều khiển. Cầu trục cầu tàu di chuyển dây cáp, móc chuyên dụng đến khu vực sân hầm tàu để lấy hàng, 03 công nhân gắn các móc chuyên dụng vào hai đầu của tấm cao bản sao, căn chỉnh số lượng hàng xếp cho phù hợp với trọng lượng và sức nâng của cần trục.
Khi người công nhân đã nối xong cáp vào cao bản thì cần trục sẽ nâng hàng lên, đạt đến chiều cao tầm 2-2.5m thì dừng lại để kiểm tra độ an toàn. Kiểm tra xong, công nhân tiếp tục di chuyển cần trục theo yêu cầu của công nhân truyền tín hiệu. Đến lúc hàng rời khỏi miệng hầm thì công nhân ở hầm tài mới được lập xếp lô hàng kế tiếp
Trong khi thực hiện các thao tác xếp hàng ở hầm tàu cần tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động:
- Hàng lấy từ trên xuống dưới không lấy một bên;
- Đối với hàng định hình hoặc có kế cấu kiện dài, nặng thì thao tác luồn dây cáp phải dùng cáp nét hoặc xà beng nâng hàng;
- Nếu nắp hầm tàu không mở hết thì lấy hàng từ trên xuống theo bậc thang đến khu vực sân hầm, hàng phía trong dùng xe nâng để nâng hàng ra khu vực sân hầm lập mã hàng.
- Tiêu chí lựa chọn Đơn vị vận chuyển, xếp dỡ hàng tóa uy tín tốt nhất
- Những tiêu chí lựa chọn một đơn vị bốc xếp, vận chuyển hàng hóa đường biển tốt nhất là phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật an toàn, cụ thể:
- Kiểm tra kỹ các loại xe, công cụ bốc dỡ có vấn đề gì không;
- Nhân viên làm việc cần phải được trang bị đồ bảo hộ lao động đầy đủ;
- Khi bốc xếp hàng không được dùng móc hỏng hàng;
- Khi bốc dỡ hàng bao, nhân công không nên moi sâu, moi ngang chồng hàng;
- Xe nâng cần lắp lan can cho an toàn lao động;
- Lái xe làm việc chấp hàng quy tắc an toàn, cẩn thận, không làm ẩu, giữ trạng thái tỉnh táo khi làm việc;
- Khi tháo lắp lan can, nhân viên chú ý vị trí hàn để tránh bị thương;
- Nhân công đứng cách xe nâng vị trí vừa đủ an toàn từ 1-3m;
- Mâm hàng ổn định thì nhân công mới được bốc xếp hàng hóa;
- Nhân viên thực hiện đầy đủ nội quy an toàn lao động.
Nguồn: Proship.vn